Xử lý nước thải chăn nuôi chi phí thấp

Xử lý nước thải chăn nuôi chi phí thấp

     Công ty Môi Trường Bình Minh với 6 năm kinh nghiệm chuyên tư vấn thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chi phí thấp, với đội kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm.

      Chúng tôi tin chắc sẽ tư vấn, thiết kế, vận hành, chuyển giao công nghệ để chủ đầu tư có thể vận hành hệ thống đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 62.

     Nếu đơn vị bạn có thắc mắc hay có nhu cầu xử lý nước  thải chăn nuôi hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Hotline: 0917 347 578 Mr Thành – Email: kythuat.bme@gmail.com

     Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân.

    Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

    Hiện nay, sau rất nhiều biến động về dịch bệnh, giá cả nguyên liệu đầu vào (thức ăn, con giống) và sự bấp bênh cả giá cả đầu ra nên việc chăn nuôi cá thể quy mô hộ gia đình đã không còn phù hợp hoặc kém hiệu quả kinh tế.

     Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô vừa và lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn dịch bệnh đã ngày càng được chú trong phát triển bởi các tập đoàn, nhà đầu tư, các doanh nghiệp FDI.

     Cũng chính từ nguyên nhân chăn nuôi tập trung quy mô vừa và lớn đã dẫn tới quá tải khả năng tự làm sạch của môi trường

     (Ví dụ trong một xã có nuôi 1,000 đầu heo (lợn) thì số lượng sẽ phân bổ gần đều giữa các thôn, làng nên lượng chất thải của tổng đàn heo (lợn) sẽ được môi trường tự làm sạch).

cong-ty-thiet-ke-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-chan-nuoi-heo2

Hình 1. Chăn nuôi theo hình thức tập trung

     Vì các trang trại tập trung quy mô vừa và lớn ngày càng phổ biến thì việc quá tải môi trường và ô nhiễm môi trường diễn ra nhiều hơn và mạnh mẽ hơn.

     Để giải quyết tình trạng trên cần sự chung tay của rất nhiều đơn vị cả nhà nước và tư nhân.

     Trong đó chủ yếu xuất phát từ chủ đầu tư và nhà thầu xử lý nước thải chăn nuôi.

     Với kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng với kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm thì Công ty Môi trường Bình Minh sẽ thực hiện công việc thiết kế.

    Thi công, vận hành chuyển giao công nghệ cho chủ đầu tư với chi phí tối ưu và công nghệ xử lý phù hợp nhất.

Nguồn phát sinh nước thải chăn nuôi

     Nước thải chăn nuôi phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại, nước tiểu heo, tắm heo,,….

      Nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, và nhiều vi sinh vật ký sinh, nấm, mầm bệnh,…..

Đối với chăn nuôi công nghiệp có hai kiểu xả chất thải chăn nuôi là :

1.Kiểu xả máng (định kỳ xả hằng ngày).

Đối với kiểu chăn nuôi xả máng hằng ngày thì lượng phát sinh nước thải sẽ lớn nhưng nồng độ các chất ô nhiễm sẽ bị giảm và hạn chế gây mùi do chất thải được xả hằng ngày.

2.Kiểu hầm ủ (định kỳ xả khi lượng chất thải đủ nhiều)

Đối với kiểu chăn nuôi hầm ủ thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước cao, lượng phát sinh nước thải sẽ thấp và sẽ gây mùi trong quá trình chăn nuôi do chất thải chứa trong hầm lâu ngày.

Nước thải chăn nuôi sau xử lýHình 2. Nước thải chăn nuôi sau xử lý

Thành phần của nước thải chăn nuôi

     Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, nước rửa,..thành phần của nước thải chăn nuôi rất phong phú bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng.

     Các chất hòa tan vô cơ hay hữu cơ và nhiều nhất là hỗn hợp chứa N,P, ngoài ra nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, nấm,…và

     Một số mầm bệnh khác. Nếu nước thải này không qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, sinh vật sống khác.

     Vì thế mà Bộ TNMT đã ra quyết định tất cả các cơ sở, trang trại chăn nuôi phải xây dựng hệ thống xử  lý nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, các đơn vị nào không tuân thủ thì sẽ bị phạt rất nặng.

Nước thải chăn nuôi lợn của trạng trại vào khoảng 500m3/ngày dùng để tắm, rửa chuồng và cho heo (lợn) uống.

Nguồn nước dùng cho chăn nuôi có thể lấy từ giếng khoan, lấy từ kênh thủy lợi của hệ thống thủy nông hoặc sông suối.

Lúc trước, các cơ sở chủ yếu dùng công nghệ xử lý qua hầm biogas, tuy nhiên do nước thải của ngành chăn nuôi có tính chất ô nhiễm cao.

Hầm biogas không đảm nhận đủ để xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm.

Qua kinh nghiệm thực tế và quá trình nghiên cứu Công ty chúng tôi xin đưa ra quy trình xử lý nước thải ngành chăn nuôi.

Đảm bảo nước thải đầu ra đạt hiệu quả tốt nhất mà chi phí đầu tư hợp lý nhất.

Hệ thống xử lý công suất 500 m3/dayHình 3. Hệ thống xử lý công suất 500 m3/day

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi chi phí thấp

Xử lý nước thải chăn nuôiHình 4. Sơ công công nghệ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi

Thuyết minh quy trình

Hệ thống thu gom nước thải

     Nước thải từ khu chăn nuôi được dẫn tlợn máng thu nước thải dẫn về bể biogas. Bể biogas có quá trình xử lý kỵ khí làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm trong dòng nước thải.

      Khí biogas sinh ra được đốt bỏ một cách hợp lý. Nước thải sau khi qua Biogas được dẫn vào hồ lắng.

Bể lắng sơ cấp, bể điều hòa

     Nước thải sau khi qua Biogas chứa hàm lượng lớn chất rắn lơ lửng. Lượng chất rắn lơ lửng lắng xuống bể lắng.

    Phần nước sau khi qua bể lắng được loại bỏ phần lớn chất rắn lơ lửng được dẫn vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải.

     Nước thải sau khi được lắng sơ bộ trong cụm bể xử lý thì được dẫn qua bể điều hòa. Tại đây, các quá trình xử lý tự nhiên của thủy sinh vật (bèo, rong, tảo)

    Giúp giảm đáng kể lượng chất ô nhiểm trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải. Nước thải trong bể điều hòa được 02 bơm chìm bơm nước lển bể keo tụ – tạo bông

Bể keo tụ – tạo bông TK02A/B/C

     Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên cụm bể xử lý hóa lý. Nước thải được hòa trộn với NaOH trong bể trộn để nâng pH cho quá trình keo tụ tạo bông.

      pH tại bể trộn được duy trì từ 7.0 – 7.5 là pH tối ưu cho quá trình keo tụ bằng PAC.

     Tại bể keo tụ, nước thải được hòa trộn với PAC và được khuấy trộn bằng moto khuấy trộn với tốc độ khuấy 45 – 50 vòng/phút.

      Với tốc độ khuấy trộn trên thì PAC được hòa trộn hoàn toàn với nước thải và PAC sẽ kết hợp với các cặn lơ lửng trong dòng nước thải hình thành các bông cặn.

     Quá trình keo tụ sẽ keo tụ các thành phần như độ màu, COD tạo thành những bông cặn có kích thước nhỏ.

     Khi quá trình keo tụ hình thành các bông cặn với kích thước nhỏ thì các bông cặn cùng nước thải được dẫn qua bể tạo bông.

     Trước khi dẫn qua bể tạo bông thì hóa chất Polimer anion được hòa trộn với dòng nước thải.

     Polymer Anion có cấu trúc cao phân tử sẽ kết hợp các bông cặn lại để tạo thành các bông cặn với kích thước lớn hơn để tăng hiệu quả lắng.

       Giúp các bông cặn lắng nhanh hơn tránh hiện tượng bùn nổi trong bể lắng hóa lý.

Bể lắng hóa lý TK03

     Sau khi các bông cặn được hình thành thì các bông cặn được lắng lại tại bể lắng hóa lý. Bùn tại bể lắng hóa lý được bơm về bể chứa bùn.

    Nước thải sau lắng được dẫn qua bể sinh học thiếu khí. Nước thải sau bể keo tụ được làm giảm màu nước, tách các cặn lơ lửng giúp quá trình xử lý vi sinh được ổn định.

Cụm bể sinh học thiếu khí – hiếu khí TK04 A/B, TK05 A/B

Cụm bể sinh học thiếu khí, hiếu khí hoạt động có 2 quá trình xử lý.

Pha xử lý hiếu khí (sục khí)

     Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh.

      Cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).

Hai hiện tượng cơ bản xảy ra trong quá trình oxy hóa sinh học trong bể Aerotank là:

  • VSV tạo sử dụng oxy tạo năng lượng cho quá trình tổng hợp tế bào
  • Duy trì hoạt động sống của tế bào, di động, tiếp hợp. Sinh trưởng, sinh sản, tích lũy chất dinh dưỡng, bài tiết sản phẩm.
  • Ngoài ra, còn có quá trình tự phân hủy các thành phần trong cơ thể của VSV kèm t sự giải phóng năng lượng.
  • Các quá trình oxy hóa phân hủy kèm tlợn sự giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống còn được gọi là quá trình trao đổi năng lượng.
  • Ở các tế bào VSV, số lượng các chất dinh dưỡng dự trữ thường rất nhỏ, vì thế chúng phải sử dụng chủ yếu các chất hấp thu từ môi trường xung quanh.

Các quá trình xử lý trong pha hiếu khí

Cơ chế của quá trình khử BOD

CxHyOz + O2     -->   xCO2 + H2O

Tổng hợp sinh khối tế bào

nCxHyOz + nNH3 + nO2         -->    (C5H7NO2)n + n(x-5)CO2 + H2O

Tự oxy hóa vật liệu tế bào (phân hủy nội bào)

(C5H7NO2)n + 5nO2    -->     5nCO2 + 2nH2O + nNH3

Quá trình nitrit hóa

2NH3 + 3O2       -->   2NO2- + 2H+ + 2H2O (vi khuẩn Nitrosomonas)

2NO22- + O2    -->    2NO3- (vi khuẩn Nitrobacter)

Pha xử lý thiếu khí (khuấy trộn)

Khi khuấy trộn cho hệ thống xử lý thì vi sinh vật diễn ra quá trình thiếu khí sẽ khử Nitrat vừa được tạo ra từ quá trình Nitrat hóa trong pha xử lý hiếu khí.

NO3    -->     ½ N2  + 3/2 O2 (vi khuẩn De nitrobacter)

     Sau chu kỳ xử lý hiếu khí, thiếu khí kết hợp thì hỗn hợp bùn vi sinh và nước thải được dẫn qua bể lắng sinh học 1 để giữ lại phần bùn vi sinh.

     Phần nước trong được dẫn qua hệ thống khử trùng nước thải trước khi dẫn ra hồ ổn định nước thải.

Cụm bể lắng vi sinh - hoạt động ổn địnhHình 5. Cụm bể lắng vi sinh – hoạt động ổn định

Bể lắng sinh học TK06

     Bùn vi sinh được cấp khí và khuấy trộn trong bể sinh học hiếu khí, thiếu khí kết hợp thì được dẫn qua bể lắng sinh học.

     Nước thải được dẫn qua hệ thống đường ống phân phối đều và làm giảm tốc độ dòng chảy của nước. Nước thải sau lắng được thu đều trên bề mặt bằng hệ thống đường ống thu gom.

       Bùn vi sinh lắng lại được bơm bùn tuần hoàn bơm về cụm sinh học hiếu khí, thiếu khí.

Khử trùng nước thải TK07

     Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được dẫn qua bể khử trùng nước thải để tiêu diệt toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh.

    Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ luôn đạt tiêu chuẩn cột B  QCVN 62:2015-BTNMT.

     Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photphos, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn  QCVN 62:2015-BTNMT – cột B.

Bể chứa bùn TK08

     Phần bùn dư trong quá trình xử lý sinh học và bùn thải từ bể lắng hóa lý được bơm định kỳ về bể chứa bùn. Bùn từ bể chứa bùn được bơm lại bể biogas để phân hủy kỵ khí hoặc bơm về sân phơi và máy ép bùn để xử lý.

     Với phương châm xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chi phí thấp theo QCVN 62 BTNMT cột B để đưa nguồn nước thải sạch ra môi trường đồng thời lấy khí từ Biogas để làm nguồn năng lượng thân thiện cho môi trường.

     Công Ty TNHH Xây Dựng Và Kỹ Thuật Môi Trường Bình Minh luôn đảm bảo cho doanh nghiệp hài lòng nhất.

 

Các dự án điển hình thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chi phí thấp 

Công ty Môi Trường Bình Minh thực hiện và xử lý mùi hôi một cách hiệu quả

Bàn giao hệ thống xử lý nước thải - đào tạo vận hànhHình 6. Bàn giao hệ thống xử lý nước thải – đào tạo vận hành

Test mẫu nhanh nước thải sau xử lý TN = 40 mg/lHình 7. Test mẫu nhanh nước thải sau xử lý TN = 40 mg/l

Hình test nhanh mẫu nước sau xử lý COD = 60 mg/lHình 8. Hình test nhanh mẫu nước sau xử lý COD = 60 mg/l

Hình test nhanh Amoni trong nước <1 mg/lHình 9. Hình test nhanh Amoni trong nước <1 mg/l

Các dự án điển hình thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chi phí thấp Công ty Môi Trường Bình Minh thực hiện và xử lý mùi hôi một cách hiệu quả

STT Dự án Chủ đầu tư Năm thực hiện
1 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) công suất 350 m3/ngày.đêm Công ty TNHH MTV XNK Phương Nam 2015
2 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) công suất 80 m3/ngày.đêm Trại Chăn Nuôi Anh Cường – Yên Bái 2015
3 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) công suất 500 m3/ngày.đêm Công ty TNHH Lê Gia Phát – Đồng Nai 2016
4 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) công suất 500 m3/ngày.đêm Tập đoàn RTD – Trại thịt Sơn Động – Bắc Giang 2016
5 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) công suất 300 m3/ngày.đêm Đức Minh Miền Bắc – Trại Nghệ An 1 2017
6 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) công suất 500 m3/ngày.đêm Tập đoàn RTD – Trại nái Sơn Động – Bắc Giang 2018
7 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) công suất 200 m3/ngày.đêm Công ty TNHH Đức Tiến Lê – Đak Nông 2019
8 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) công suất 400 m3/ngày.đêm Tập đoàn RTD – Trại thịt Lang Chánh – Thanh Hóa 2019
9 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) công suất 200 m3/ngày.đêm Tập đoàn RTD – Trại nái Lang Chánh – Thanh Hóa 2019
10 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn công suất 1,000 m3/ngày.đêm Hòa Phát Nông Nghiệp – Trại Thịt Thái Bình 2020
11 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn công suất 1,000 m3/ngày.đêm Dabaco – Trại Hòa Bình 2020
12 Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) công suất 200 m3/ngày.đêm Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Khải Anh – Tây Ninh 2021
13 Cung cấp thiết bị, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi công suất 400 m3/ngày.đêm Trang trại nuôi lợn thương phẩm 10.000 con giai đoạn 1-công ty APPE AC – Thanh Hoá 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0917.34.75.78