Xử lý nước thải in bao bì

Xử lý nước thải mực in bao bì

Xử lý nước thải in bao bì

Bạn đang gặp khó khăn về tìm đơn vị thiết kế, thi công,xử lý nước thải in bao bì. Hệ thống bạn đang gặp sự cố. Bạn đang thắc mắc về hồ sơ pháp lý môi trường,… Hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Chúng tôi hỗ trợ trọn gói cho bạn.

Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com

Công ty môi trường Bình Minh chuyên xử lý nước thải in bao bì. Vậy đặt điểm tính chất nước thải in bao bì như thế nào. Công nghệ xử lý nào phù hợp. mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:

Ngành công nghiệp sản xuất in bao bì chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo việc làm cho người lao động. Cùng với sự  phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ khác, nhu cầu về các sản phẩm in ấn ngày càng tăng. Tuy nhiên bên cạnh nhữn lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội, ngành công nghiệp này đã phát ính nhiều vấn đề môi trường bức xúc nhất là vấn đề nước thải.

Đặt điểm, tính chất nước thải in bao bì

Nước thải in bao bì có hàm lượng cặn, màu và chất hữu cơ cao. Để loại bỏ các thành phần ô nhiễm ra khỏi nguồn nước, cần kết hợp công nghệ hóa lý và sinh học. Quá trình hóa lý sẽ loại bỏ SS, màu và một phần chất hữu có. Quá trình sinh học sẽ loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong nước.

Đặt trưng của nước thải in bao bì:

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị

1

pH

6-8

2

COD

Mg/l

1400

3

BOD5

Mg/l

600

4

SS

Mg/l

5000

5

Tổng N

Mg/l

80

6

Tổng P

Mg/l

4

7

Amoni

Mg/l

5000

8

CN 

Mg/l

0,5

9

Độ màu

Co-Pt

3000

 Công nghệ xử lý nước thải in bao bì

xử lý nước thải in bao bì
                                                                             Xử lý nước thải in bao bì

 Thuyết minh quy trình

Bể thu gom nước thải sản xuất

Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất được thu gom về bể thu gom nước thải. Tại bể thu gom nước thải sản xuất, nước thải được bơm lên bể điều hòa nước thải sản xuất

Bể điều hòa nước thải TK01

            Nước thải được bơm về bể điều hòa. Do dòng thải phát sinh ở mỗi thời điểm khác nhau, để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải được điều hòa ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều hòa, nước thải được bơm lên bể trộn

Bể trộn TK02

Nước thải từ bể điều hòa được trộn bằng hệ thống khuấy trộn giúp trộn đều nước thải với hóa chất CaO; hóa chất CaO có tác dụng điều chỉnh pH cho quá trình keo tụ và làm nhân cho quá trình keo tụ nước thải. Hệ thống khuấy trộn bằng hệ thống đường ống sục khí hoàn chỉnh giúp trộn đều hóa chất.

Bể keo tụ TK03

Hóa chất keo tụ được bơm định lượng bơm lên bể keo tụ để hệ thống khuấy trộn hòa trộn nước thải sản xuất với hóa chất keo tụ để hóa chất keo tụ keo tụ các chất cặn lơ lửng và chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Sau khi các bông cặn (hóa chất và các thành phần ô nhiễm) được hình thành nhưng các bông cặn còn bé, dòng nước thải, bông cặn được dẫn qua bể tạo bông. Hệ thống khuấy trộn bằng hệ thống đường ống sục khí hoàn chỉnh giúp trộn đều hóa chất.

Bể tạo bông TK04

Tại bể tạo bông, Polymer với cấu trúc cao phân tử được bổ sung vào dòng nước thải sẽ tạo thành liên kết giúp các bông cặn nhỏ liên kết với nhau tạo thành các bông cặn lớn và sẽ được tách ra trong bể lắng hóa lý. Sau khi nước thải được hóa chất keo tụ, tạo bông hình thành lên các bông cặn thì được dẫn qua bể lắng hóa lý. Hóa chất tạo bông được khuấy trộn bằng máy khuấy trộn với tốc độ khuấy 40 – 60 vòng/phút tạo điều kiện hình thành các bông cặn với kích thước lớn hơn giúp quá trình lắng diễn ra ổn định hơn.

Bể lắng hóa lý TK05

Nước thải sau khi hình thành các bông cặn thì các bông cặn sẽ được lắng lại tại bể lắng hóa lý. Bể lắng hóa lý có ống lắng trung tâm và hệ thống thu nước trên mặt bể có tác dụng phân phối đều và thu dòng nước ổn định. Nước thải sau khi được loại bỏ phần lớn các cặn lơ lửng và thành phần cặn, màu ô nhiễm trong nước thải thì phần nước trong được dẫn vào bể sinh học hiếu khí.

Bể sinh học hiếu khí (Aerotank) TK06

Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).

Hai hiện tượng cơ bản xảy ra trong quá trình oxy hóa sinh học trong bể Aerotank là:

  • VSV tạo sử dụng oxy tạo năng lượng cho quá trình tổng hợp tế bào
  • Duy trì hoạt động sống của tế bào, di động, tiếp hợp. Sinh trưởng, sinh sản, tích lũy chất dinh dưỡng, bài tiết sản phẩm.
  • Ngoài ra, còn có quá trình tự phân hủy các thành phần trong cơ thể của VSV kèm theo sự giải phóng năng lượng. Các quá trình oxy hóa phân hủy kèm theo sự giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống còn được gọi là quá trình trao đổi năng lượng. Ở các tế bào VSV, số lượng các chất dinh dưỡng dự trữ thường rất nhỏ, vì thế chúng phải sử dụng chủ yếu các chất hấp thu từ môi trường xung quanh.

Các quá trình xử lý trong pha hiếu khí

Cơ chế của quá trình khử BOD

CxHyOz + O2     –>          xCO2 + H2O

Tổng hợp sinh khối tế bào

nCxHyOz + nNH3 + nO2        —>            (C5H7NO2)n + n(x-5)CO2 + H2O

Tự oxy hóa vật liệu tế bào (phân hủy nội bào)

(C5H7NO2)n + 5nO2       —> 5nCO2 + 2nH2O + nNH3

Quá trình nitrit hóa

2NH3 + 3O2      —>      2NO2- + 2H+ + 2H2O (vi khuẩn Nitrosomonas)

2NO22- + O2          —-> 2NO3- (vi khuẩn Nitrobacter)

Bể lắng sinh học TK07

Nước thải sau khi ra khỏi Bể Aerotank sẽ chảy tràn qua Bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này sẽ được bơm bùn tuần hoàn về Bể Anoxic nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật, khử nitrate còn tồn tại. Phần bùn dư được bơm về Bể chứa bùn nhằm làm giảm độ ẩm của bùn thải. Phần nước được thu vào hệ thống ống thu nước trong bể lắng và được dẫn sang bể khử trùng.

Bể khử trùng nước thải TK08

Sau khi nước thải được loại bỏ toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được dẫn qua bể khử trùng nước thải để tiêu diệt toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ luôn đạt tiêu chuẩn cột B theo QCVN 40:2011-BTNMT.

Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photphos, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 40:2011-BTNMT – cột B.

Bể chứa bùn TK09

Bùn hình thành trong bể lắng hóa lý và bể lắng sinh học được bơm chìm bơm về chứa bùn. Bùn trong bể chứa bùn đầy được hút định kì bằng xe hút hầm cầu, chu kì hút bùn thải từ 6 – 12 tháng/1 lần.

Nếu bạn đang thắc mắc về các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Hãy tham khảo thêm tại ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0917.34.75.78