Công ty Nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính tại Bình Dương
Vi sinh đóng vai trò như thế nào trong việc xử lý nước thải?, Quá trình nuôi cấy, kỹ thuật nuôi cấy ra sao để đạt hiệu quả?, bùn như thế nào là đạt, hay không đạt….Nếu bạn đang có những thắc mắc trên xin hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmai.com
hoặc tham khảo qua bài viết sau:
Vi sinh đóng vai trò như thế nào trong việc xử lý nước thải?
- Loại bỏ các chất bẩn có chứa N ở dạng Amoni, Nitrat về dạng N phân tử, giải phóng vào khí quyển.
- Các hợp chất chứa phospho và các hợp chất ô nhiễm khác ra khỏi nguồn nước
Không sử dụng hóa chất nào, chỉ bổ sung nuôi cấy vi sinh ta có thể loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước một cách dễ dạng. Các hợp chất đó khó mà loại bỏ được ra khỏi nguồn nước bằng hóa chất. Vì thế vi sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý nước thải.
Nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính ở Bình Dương
Trước khi tiến hành nuôi cấy vi sinh vào nước thải, ta phải tính toán lượng bùn vi sinh cần cung cấp, xem xét lưu lượng nước thải mỗi ngày vào bể là bao nhiêu, kiểm tra và vệ sinh bể vi sinh trước khi nuôi cấy…. khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, ta tiến hành nuôi cấy vi sinh, Quá trình nuôi cấy như sau:
Các giai đoạn của quá trình nuôi cấy vi sinh
GĐ 1 : Chuẩn bị nuôi cấy và đổ bùn vi sinh vào bể vi sinh.
GĐ 2 : Sục khí cho cụm bể vi sinh trong 36 – 48 h.
GĐ 3 : Từ ngày 2 – 4 kiểm tra nồng độ bùn vi sinh và bổ xung thêm nước thải vào bể vi sinh hiếu khí.
- Ngày 2 : Cấp từ từ thêm 30% thể tích bể vi sinh hiếu khí bằng nước thải sinh hoạt hoặc pha loãng bằng nước sạch với các loại nước thải ô nhiễm cao.
- Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
- Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh.
- Ngày 3 : Cấp từ từ thêm cho đầy thể tích bể vi sinh hiếu khí bằng nước thải sinh hoạt hoặc pha loãng bằng nước sạch với các loại nước thải ô nhiễm cao.
- Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
- Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh.
- Ngày 4 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 30% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.
- Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
- Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh cần đạt từ 10 – 30% khi tới ngày thứ 4. Nếu nồng độ bùn thấp cần tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 thêm 2 – 3 ngày nữa.
GĐ 4 : Từ ngày 5 – 7 vận hành tăng công suất xử lý – vận hành hệ thống liên tục
- Ngày 5 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 40% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.
- Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
- Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh trong giai đoạn này cần đạt từ 15 – 30%.
- Ngày 6 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 60% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.
- Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
- Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh trong giai đoạn này cần đạt từ 15 – 30%.
- Ngày 7 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 80% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.
- Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
- Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh trong giai đoạn này cần đạt từ 20 – 30%.
- Tiến hành bơm bùn vi sinh từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh thiếu khí (nếu có), chuyển hỗn hợp bùn vi sinh đều toàn bộ hệ vi sinh thiếu khí – hiếu khí.
GĐ 5 : Từ ngày 8 trở đi vận hành hệ thống liên tục – kiểm tra hệ thống vi sinh thường xuyên
- Sau khi chuyển hỗn hợp bùn vi sinh qua toàn bộ hệ thống, vận hành hệ thống xử lý theo thiết kế.
- Ngưng bổ xung thêm dưỡng chất : mật rỉ, metanol, Ure, Lân…
- Kiểm tra chất lượng nước thải trước khi vào vào cụm bể vi sinh thiếu khí – hiếu khí và nước thải sau xử lý của bể lắng vi sinh.
- Sau khi có kết quả phân tích mới tiến hành quyết định có bổ xung thêm dưỡng chất cho vi sinh hay không.
- Vận hành hệ thống ổn định – duy trì nồng độ bùn vi sinh trong bể hiếu khí ở mức từ 15 – 40% tùy theo loại nước thải.