Công ty xử lý nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền

Công ty xử lý nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền

Công ty môi trường Bình Minh chuyên tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải mì ăn liền. Với nhiều năm kinh nghiệm, với phương châm đồng hành cùng các doanh nghiệp, chung tay góp sức vì môi trường. Chúng tôi tự tin thiết kế, cải tạo, vận hành hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo nước nước thải đầu ra đạt theo QCVN 40:2011/BTNMT cột A.

Hotline: 0917 347 578 –  Email: kythuat.bme@gmail.com

Tiêu chí thiết kế, cải tạo, vận hành của công ty chúng tôi như sau: đưa ra phương pháp công nghệ hiện đại, chất lượng tốt nhất; hiệu quả xử lý cao đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận; giá cả cạnh tranh,…

Vì sao phải xử lý nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền?

Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, tiến tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để hòa nhập với các nước trong khu vực. Ngành công nghiệp cũng ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế như tạo ra các sản phẩm phục vụ trong và ngoài nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên với sự phát triển và ngày càng đổi mới của ngành công nghiệp đã dẫn đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách mạnh mẽ làm cho chúng trở nên cạn kiệt. Các chất thải từ ngành công nghiệp sinh ra ngày càng nhiều, làm cho môi trường thiên nhiên bị tác động mạnh, mất đi khả năng tự làm sạch. Phần lớn các thiết bị của ngành sản xuất ở nước ta thì chưa được đầu tư và hiện đại hóa hoàn toàn, đề ra quy trình công nghệ chưa triệt để.

xu ly nuoc thai che bien mi an lien1
Xử lý nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền

Hòa cùng xu thế phát triển của đất nước, ngành công nghiệp mì ăn liền cũng ngày càng mở rộng vì đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời đại mới nhờ những ưu điểm: thơm ngon, tiện dụng, hợp túi tiền,… Sự ra đời ồ ạt các xí nghiệp sản xuất mì ăn liền cũng tạo ra những vấn đề môi trường đáng quan tâm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Vì vậy tầm quan trọng của biện pháp bảo vệ môi trường này một tăng lên. Một trong những biện pháp đó là tự làm sạch nguồn nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Thực tế thì các cơ quan quản lý môi trường đã có những chủ trương cải tạo trình trạng ô nhiễm nước là khắc phục ô nhiễm tại nguồn, mọi nguồn tiếp nhận. Do đó yêu cầu tất cả các đơn vị sản xuất, các khu công nghiệp cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Trước khi thiết kế hay cải tạo,… một hệ thống xử lý nước thải nào, thì cần làm rõ thành phần tình chất của nước thải mì ăn liền như thế nào? Dự vào các thông số đó mà đưa ra phương pháp công nghệ xử lý nước thải.

Thành phần, tính chất của nước thải mì ăn liền?

Nước thải mì ăn liền chứa nhiền tinh bột và dầu Shortering

Tại phân xưởng: nước thải phát sinh từ khâu rửa nguyên liệu nấu sa tế, nước súp,…

Các chỉ tiêu pH, BOD, COD, tổng N, tổng P, dầu mỡ, Coliform…. Đều rất cao so với quy chuẩn QCVN 40:2011/ BTNMT

Sau đây là một trong số phương pháp xử lý mà chúng tôi áp dụng cho một số nhà máy sản xuất mì ăn liền như sau:

Quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền?

xu ly nuoc thai che bien mi an lien
Xử lý nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền

 Thuyết minh quy trình:

Nước thải sản xuất từ các xưởng, được dẫn qua hệ thống xử lý nước thải tập trung, bằng mương thoát nước.

Song chắn rác thô: tại mương thoát nước có đặt thiết bị lọc rác thô để loại bỏ các rác lớn (cành khô, lá cây, túi nilon…) để tránh làm hư hỏng hệ thống bơm nước và ảnh hưởng tới các công trình đơn vị phía sau. Hằng ngày thì công nhân sẽ kiểm tra và vớt rác ở song chắn rác thô bằng thủ công. Sau đó rác thải được thu gom và xử lý bởi có quan có chức năng.

Bể tách dầu: Nước thải được đưa từ mương dẫn nước thải đưa qua bể tách dầu mỡ. Bể tách dầu mỡ hoạt động theo nguyên tắc, tách bằng trọng lực, thời gian lưu nước tại bể tách dầu mỡ khoảng 0.5 – 1,5h. Dầu mỡ sau thời gian lưu trong bể các thành phần dầu mỡ nổi lên bề mặt bể được vớt bằng tấm gạt mỡ nổi về bên của bể (tại 2 bên có bố trí máng thu mỡ nổi dẫn chung về thùng chứa dầu mỡ. Để giảm khả năng nghẹt bơm và đường ống, giúp các công trình phía sau hoạt động ổn định.

Bể thu gom nước thải: Nước thải tiếp tục được dẫn tới bể thu gom nước thải (bể gom nước thải này có tác dụng như hố thu nước hay bể trung gian để đặt bơm, bơm nước lên các công trình xử lý phía sau. Bể gom nước thải được thiết kế với thời gian lưu nước xấp xỉ 0,5 – 1,5h công suất bơm của máy bơm. Tại bể gom nước thải thì hệ thống thoát nước của nước thải sinh hoạt cũng được dẫn về đây. Do tính chất nước thải sinh hoạt có hàm lượng dầu mỡ ít lên không cần đưa qua bể tách dầu mỡ.

Bể điều hòa: Nước thải sau quá trình xử lý dầu mỡ và cặn lơ lững được đưa tới bể điều hòa, để điều hòa lượng nước thải cho các công đoạn xử lý sau, giúp cho các công trình xử lý sau ổn định và làm giảm thể tích hệ thống. Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu lớn 8 – 12h. Sau đó nước thải được bơm lên bể phản ứng.

Bể keo tụ tạo bông: Do nước thải có độ pH trung bình nên ta sử dụng phèn nhôm để keo tụ gần như hoàn toàn lượng cặn trong dòng nước thải và giảm 60 – 85 % COD trong dòng nước thải. Polyme được dung làm chất trợ keo tụ cho quá trình tạo bông. Sau bể phản ứng là bể tạo bông, Polyme được châm vào bể tạo bông bằng hệ thống tự hòa trộn. Tại bể phản ứng thì có hệ thống khuấy nhanh để hòa trộn phèn nhôm với dòng nước thải để quá trình phản ứng diễn ra. Tại bể tạo bông có sử dụng cánh khuấy chậm để tạo hành các bông cặn lớn hơn để dễ lắng hơn trong bể lắng 1.

Bể lắng 1: là bể lắng hóa lý, tại bể lắng các bông cặn từ bể keo tụ tạo bông được lắng xuống và loại ra khỏi nguồn nước. Phần bùn được đem đi xử lý. Phần nước được tiếp tục xử lý bằng phương pháp sinh học, để tiếp tục loại bỏ các thành phần ô nhiễm ra khỏi nguồn nước.

Bể sinh học hiếu khí: từ bể phản ứng nước thải được bơm qua bể sinh học hiếu khí, ở đây các vi khuẩn hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ, trong bể hiếu khí có bố trí hệ thống phân phối khí để tạo oxy cho vi sinh vật hoạt động. Sau đó nước được dẫn qua bể lắng 2.

Bể lắng 2: để lắng các bông cặn sinh ra từ bể sinh học hiếu khí. Bùn lắng trong bể lắng được qua bể tách bùn để tách bùn ra khỏi nước, bùn sẽ chuyển qua bể chứa bùn, tại đây bùn sẽ tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí nhằm đảm bảo lượng bùn sinh học trong bể luôn luôn ổn định. Một phần bùn được chuyển qua máy ép bùn, để giảm lượng nước có trong bùn, cuối cùng bùn được chứa vào các bao, đưa đi xử lý bởi cơ quan có chức năng.

Bể khử trùng: bổ sung NaOCl để loại bỏ các mầm bệnh, các vi sinh vật có hại ra khỏi nguồn nước. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Mục tiêu của công nghệ xử lý nước thải mì ăn liền trên:

  • Công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn vào nguồn tiếp nhận
  • Công nghệ đảm bảo độ an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lưu lượng và nồng độ giữa mùa khô và mùa mưa.
  • Công nghệ xử lý đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao
  • Công nghệ xử lý mang tính chất hiện đại và có khả năng sử dụng trong thời gian dài.
  • Vốn đầu tư thấp
    xu ly nuoc thai che bien mi an lien 1
    Công ty xử lý nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền

Công ty môi trường Bình Minh chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải mì ăn liền, ngoài ra còn thiết kế thi công cải tạo, nâng cấp, cung cấp nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải. Nếu hệ thống bạn đang có sự cố hay có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải hãy liên hệ đến công ty Môi Trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0917.34.75.78