Công văn hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường 3105

Công văn hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường 3105

Công văn hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường 3105

Công ty môi trường Bình Minh chuyên tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Bạn đang gặp khó khăn trong các thủ tục về môi trường, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Hotline: 0274 6268 602 – Email: kythuat.bme@gmail.com

Bạn đang tìm hiểu công văn hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường 3105 tại tp HCM, nội dung công văn như sau:

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG  
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 3105/TNMT-QLMT
V/v hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 04 năm 2008

Kính gửi:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường; căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; căn cứ Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động trên địa bàn thành phố thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ như sau:

1. Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP) và Bản cam kết bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường).

2. Nội dung chương trình giám sát môi trường:

– Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;

– Theo dõi lưu lượng/ khối lượng / tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.

– Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.

– Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

3. Báo cáo giám sát môi trường: kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường phải được thể hiện thông qua Báo cáo giám sát môi trường.

– Nội dung của Báo cáo giám sát môi trường: theo mẫu đính kèm.

– Nơi gửi Báo cáo giám sát môi trường: Phòng Quản lý môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường (địa chỉ số 63 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1), Phòng Tài nguyên và Môi trường – Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt cơ sở và các cơ quan chức năng khác (theo yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).

– Các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.

Các cơ sở không thuộc hai đối tượng nêu trên phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 06 tháng/lần (trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).

Sở Tài nguyên và Môi trường giao Thanh tra Sở và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với các cơ sở không thực hiện đầy đủ và đúng quy định chương trình giám sát môi trường theo Khoản 4, Điều 27 và Khoản 1 và 2, Điều 29, Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ.

Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn thành phố để biết và thực hiện.

Nơi nhận:
– Như trên;
– UBND các quận/huyện (để phối hợp);
– BQL các KCN&CX, BQL KCNC (để phối hợp);
– PQLCTR, PQLTNM&KS, CCBVMT, TTS, VPS (để biết);
– Lưu: VT, QLMT.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn Phước

MẪU BÁO CÁO

GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ
(ban hành kèm theo công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trườ
ng)

I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Thông tin liên lạc

Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail, website của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ/ khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở)

1.2. Địa điểm hoạt động

– Vị trí khu đất, diện tích khuôn viên của cơ sở (kèm bản vẽ).

– Quy mô đầu tư xây dựng công trình /hạng mục công trình (kèm bản vẽ).

– Mô tả đặc điểm, tính chất của hạ tầng kỹ thuật của khu vực đặt cơ sở.

1.3. Tính chất và quy mô hoạt động

– Loại hình hoạt động, công nghệ đang áp dụng

– Quy mô hoạt động, công suất hoạt động (liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng hoạt động).

1.4. Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu

– Nhu cầu về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ cho hoạt động; phương thức cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu.

– Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho hoạt động.

II. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

2.1. Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

– Nguồn phát sinh nước thải

– Nguồn phát sinh khí thải

– Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại

– Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

2.2 Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

– Xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển;

– Bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển;

– Thay đổi mực nước mặt, nước ngầm;

– Xâm nhập mặn; xâm nhập phèn;

– Biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường; biến đổi đa dạng sinh học;

– Các nguồn gây tác động khác.

III. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIÊU CỰC ĐANG ÁP DỤNG VÀ KẾT QUẢ ĐO ĐẠC, PHÂN TÍCH LẤY MẪU ĐỊNH KỲ CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG

3.1. Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng

Mô tả khái quát công nghệ giảm thiểu và xử lý; đánh giá hiệu quả giảm thiểu và xử lý;

– Đối với nước thải;

– Đối với khí thải

– Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại

– Đối với tiếng ồn, độ rung

– Đối với các tác động khác không liên quan đến chất thải

3.2. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường

Tiến hành thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng của chất thải và môi trường xung quanh; ghi nhận các kết quả thống kê, đo đạc, phân tích trong báo cáo. Cần lưu ý, các biện pháp thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và do các đơn vị có chức năng đảm nhận.

Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn thải) của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.

– Nước thải: lấy mẫu nước thải trước khi xả ra hệ thống cống thoát công cộng; các tiêu chuẩn đối chiếu: TCVN 40:2011/BTNMT(Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp), TCVN 14:2008/BTNMT (Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt);

– Khí thải: lấy mẫu phân tích khí thải tại các nguồn phát sinh, sau hệ thống xử lý (nếu có); các tiêu chuẩn đối chiếu: TCVN 19:2009 (Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ); TCVN 20:2009 (Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ);

– Chất thải rắn và chất thải nguy hại: thống kê tổng lượng thải; mô tả biện pháp phân loại, lưu giữ; đính kèm các hợp đồng với đơn vị có chức năng trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý.

– Tiếng ồn, độ rung: đo đạc tại các vị trí phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng nhiều nhất; tiêu chuẩn đối chiếu: TCVN 27:2010 (quy định mức ồn tối đa cho phép khu vực công cộng và dân cư), TCVN 06:2010 (quy định mức gia tốc rung tối đa cho phép đối với môi trường khu vực công cộng và dân cư);

Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.

– Môi trường không khí xung quanh: các tiêu chuẩn so sánh: TCVN 05:2013 (Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh), TCVN 05:2013 (Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh);

– Môi trường nước mặt: các tiêu chuẩn so sánh: TCVN 08:2008 (Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt); TCVN 10:2008 (Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ);

– Môi trường nước ngầm: tiêu chuẩn so sánh: TCVN 09:2008 (Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm);

– Môi trường đất: tiêu chuẩn so sánh: QCVN 03:2008/BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng
có trong đất

Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

– Nhận xét mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh do quá trình hoạt động của cơ sở.

– Nhận xét hiệu quả xử lý ô nhiễm của cơ sở (các nội dung đạt và không đạt), nêu rõ nguyên nhân; cam kết khắc phục các nội dung không đạt, biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục; cam kết về việc thực hiện và vận hành thường xuyên các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

– Các kiến nghị của cơ sở đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các cơ quan chức năng có liên quan khác.

 

Chủ cơ sở
(Ký, ghi họ tên và chức danh, đóng dấu)

   

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0917.34.75.78