XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
I Nước thải dệt nhuộm
Việt Nam đang trở thành nước phát triển với nền công nghiệp đang đi lên từng ngày. Nhiều khu công nghiệp trong và ngoài nước đã và đang mọc lên tạo nên một bộ mặt mới cho nền công nghiệp nước nhà trong đó phải nói đến ngành dệt may đang chiếm thị phần không nhỏ trong nền công nghiệp nước ngoài. Trong đó nhiều công ty, nhà máy dệt may nhận gia công thêm phần nhuộm vải để tăng thêm thu nhập. Ngoài việc nhận gia công nhuộm vải để tăng thêm thu nhập thì công ty, nhà máy dệt may đó phải làm sao cho việc đảm bảo cho nguồn nước thải ra môi trường bên ngoài phải đạt chuẩn cho phép của ban quản lý hệ thống xử lý nước thải áp dụng cho từng công ty, nhà máy trong khuôn viên khu công nghiệp
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Do đó việc phải xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho công ty, nhà máy dệt nhuộm của họ là điều cần phải làm tùy theo công suất của công ty, nhà máy đó.
Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải của một nhà máy sẽ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm QCVN 13-MT : 2015/BTNMT . Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
CMAX=C x KQ x KF
Trong đó
CMAX là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
C là giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm quy định tại bảng 1.
KQ là hệ số lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải tại bảng 2 ứng với quy định dòng chảy của sông, khe, suối, rạch, kênh, mương, dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ.
KF là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại bảng 3 ứng với tổng lưu lượng nước thải dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị CMAX= C quy định tại cột B, bảng 1.
BẢNG 1: Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm.
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
||
A |
B |
||||
1 |
Nhiệt độ |
0C |
40 |
40 |
|
2 |
pH |
– |
6-9 |
5,5-9 |
|
3 |
Độ màu (pH = 7) |
Cơ sở mới |
Pt-Co |
50 |
150 |
Cơ sở đang hoạt động |
Pt-Co |
75 |
200 |
||
4 |
BOD5 ở 200C |
mg/l |
30 |
50 |
|
5 |
COD |
Cơ sở mới |
mg/l |
75 |
150 |
Cơ sở đang hoạt động |
mg/l |
100 |
200 |
||
6 |
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) |
mg/l |
50 |
100 |
|
7 |
Xyanua |
mg/l |
0,07 |
0,1 |
|
8 |
Clo dư |
mg/l |
1 |
2 |
|
9 |
Crôm VI (Cr6+) |
mg/l |
0,05 |
0,10 |
|
10 |
Tổng các chất hoạt động bề mặt |
mg/l |
5 |
10 |
Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước không được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.
BẢNG 2: Hệ số KQ ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải
Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q) Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s) |
Hệ số KQ |
Q<=50 |
0.9 |
50 < Q <= 200 |
1 |
200 < Q <= 500 |
1,1 |
Q > 500 |
1,2 |
BẢNG 3: Hệ số KF ứng với lưu lượng nguồn thải
Lưu lượng nguồn thải (F) Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h) |
Hệ số KF |
F ≤ 50 |
1,2 |
50 < F ≤ 500 |
1,1 |
500 < F ≤ 5.000 |
1,0 |
F > 5.000 |
0,9 |
Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc Giấy xác nhận việc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.