Xử lý nước thải chăn nuôi tại Đắk Nông
Ngành chăn nuôi heo, lợn tại Đắk Nông đang đứng trước cơ hội cũng như thách thức rất lớn. Một là dư địa về quỹ đất để phát triển chăn nuôi quy mô tập trung còn rất lớn. Nên việc tỉnh Đắk Nông chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi tập trung tại tỉnh Đắk Nông. Hai là tình trạng nhiều dự án chăn nuôi quy mô tập trung gây ô nhiễm môi trường và làm người dân xung quanh bức xúc.
Vì vậy, việc cần tập trung xử lý dứt điểm các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường song song với việc kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới là mục tiêu quan trọng của tỉnh. Tỉnh sẽ cần rà soát lại các khu quy hoạch chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường và các hộ chăn nuôi quy mô tầm trung để có hướng đi đúng đắn. Việc tiếng nói của người dân trong khu vực trang trại chăn nuôi đã góp phần không nhỏ vào việc yêu cầu hơn nữa các chủ đầu tư có ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện đúng các cam kết bảo vệ môi trường.
Công ty Môi Trường Bình Minh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên tư vấn thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chi phí thấp, với đội kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi tin chắc sẽ tư vấn, thiết kế, vận hành, chuyển giao công nghệ để chủ đầu tư có thể vận hành hệ thống đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 62. Nếu đơn vị bạn có thắc mắc hay có nhu cầu xử lý nước thải chăn nuôi hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được hỗ trợ.
Hotline: 0917 347 578 – Mr Thành – Email: kythuat.bme@gmail.com
Với kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng với kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm thì Công ty Môi trường Bình Minh sẽ thực hiện công việc thiết kế, thi công, vận hành chuyển giao công nghệ cho chủ đầu tư với chi phí tối ưu và công nghệ xử lý phù hợp nhất.
Tính chất nước thải chăn nuôi
- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, ăn uống của cán bộ, công nhân viên trong trại. Nước thải được xử lý qua hệ thống bể tự hoại ba ngăn trước khi được tự thấm. Cặn từ bể tự hoại sẽ được hút định kỳ 2 – 3 năm 1 lần bởi đơn vị có chức năng.
- Nước thải từ quá trình chăn nuôi: Bao gồm nước tiểu của lợn, nước từ phân lợn, nước xả hầm, nước rửa chồng trại được dẫn qua hệ thống mương dẫn về bể lắng phân. Phần cặn được bơm qua máy ép phân, phần nước sau ép được dẫn vào hầm xử lý biogas. Phân được đóng bao và chứa tại nhà ép phân để ủ, bón cây hoặc hợp đồng với đơn vị thu mua.
- Nước thải sau ép phân chứa nhiều cặn lơ lửng và các thành phần ô nhiễm rất cao. Dòng thải phải được xử lý qua bể biogas để loại bỏ phần lớn các thành phần ô nhiễm trong nước thải trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải.
- Nước thải sau khi qua hầm biogas có màu đen và có nhiều cặn lơ lửng. Nước thải sau khi qua hầm biogas đã được khử phần lớn lượng COD trong nước nhưng thành phần các hợp chất Nito, Photphos vẫn còn rất cao cần phải qua bể lắng sơ bộ A/B và sử dụng công nghệ xử lý hiện đại để mang lại hiệu quả xử lý cao.
Bảng 1 Các thông số nồng độ chất ô nhiễm đối với nước thải chăn nuôi heo nái (sau biogas và hồ lắng)
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Nồng độ chất ô nhiễm |
1 | pH | mg/l | 7.2 – 8.0 |
2 | BOD5 | mg/l | 400 – 800 |
3 | COD | mg/l | 600 – 1,600 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng | mg/l | 85 – 250 |
5 | Tổng Nito (theo N) | mg/l | 200 – 800 |
(Mẫu phân tích các trạng tương tự của các trại nái đã hoạt động)
Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi
Sau quá trình tìm hiểu, đánh giá hiện trạng và những yêu cầu về kỹ thuật công nghệ xử lý được lựa chọn cho dự án như sau:
Thuyết minh quy trình
Hệ thống thu gom nước thải – bể lắng – máy ép phân
Nước thải từ khu chăn nuôi được dẫn theo máng thu nước thải được dẫn qua hệ thống đường ống thu gom, máng thu trước khi dẫn về bể lắng cặn phân. Cặn phân được lắng tại đáy bể và bơm qua máy ép phân để tách phần lớn cặn, phân trước khi dẫn vào bể biogas.
Phân sau ép được đóng bao và lưu trữ trong nhà chứa phân. Lượng phân được ủ để bón cây hoặc hợp đồng với đơn vị thu mua định kỳ.
Bể biogas
Nước thải sau khi được ép phân để tách một phần cặn ra khỏi dòng nước thải và dẫn qua bể Biogas. Bể biogas có quá trình xử lý kỵ khí làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm trong dòng nước thải. Khí biogas sinh ra được đốt bỏ tận dụng cho quá trình đốt heo chết hoặc đốt bỏ hợp lý. Nước thải sau khi qua Biogas được dẫn vào hồ lắng sơ bộ A/B.
Bể lắng sơ bộ A/B, Bể trung gian TK01
Nước thải sau khi qua Biogas chứa hàm lượng lớn chất rắn lơ lửng. Lượng chất rắn lơ lửng lắng xuống bể lắng sơ Bộ A/B. Phần nước sau khi qua bể lắng được loại bỏ phần lớn chất rắn lơ lửng được dẫn vào bể trung gian để ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải.
Nước thải trong bể trung gian được dẫn qua hố bơm trung gian và được 03 bơm chìm bơm nước lên bể keo tụ – tạo bông.
Bể keo tụ – tạo bông TK02A/B/C
Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên cụm bể xử lý hóa lý. Nước thải được hòa trộn với NaOH trong bể trộn để nâng pH cho quá trình keo tụ tạo bông. pH tại bể trộn được duy trì từ 7.4 – 8.0 là pH tối ưu cho quá trình keo tụ bằng PAC.
Tại bể keo tụ, nước thải được hòa trộn với PAC và được khuấy trộn bằng moto khuấy trộn với tốc độ khuấy 40 – 60 vòng/phút. Với tốc độ khuấy trộn trên thì PAC được hòa trộn hoàn toàn với nước thải và PAC sẽ kết hợp với các cặn lơ lửng trong dòng nước thải hình thành các bông cặn. Quá trình keo tụ sẽ keo tụ các thành phần như độ màu, COD tạo thành những bông cặn có kích thước nhỏ.
Khi quá trình keo tụ hình thành các bông cặn với kích thước nhỏ, sau đó các bông cặn cùng nước thải được dẫn qua bể tạo bông. Trước khi dẫn qua bể tạo bông thì hóa chất Polimer anion được hòa trộn với dòng nước thải. Polymer Anion có cấu trúc cao phân tử sẽ kết hợp các bông cặn lại để tạo thành các bông cặn với kích thước lớn hơn để tăng hiệu quả lắng, giúp các bông cặn lắng nhanh hơn tránh hiện tượng bùn nổi trong bể lắng hóa lý.
Bể lắng hóa lý TK03
Sau khi các bông cặn được hình thành và được lắng lại tại bể lắng hóa lý. Bùn tại bể lắng hóa lý được bơm về bể chứa bùn. Nước thải sau lắng được dẫn qua bể sinh học thiếu khí. Nước thải sau bể lắng hóa lý được làm giảm màu nước, tách các cặn lơ lửng giúp quá trình xử lý vi sinh được ổn định.
Cụm bể sinh học thiếu khí – hiếu khí TK04 A/B, TK05 A/B
Cụm bể sinh học thiếu khí, hiếu khí hoạt động có 2 quá trình xử lý.
Pha xử lý hiếu khí (sục khí)
Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).
Hai hiện tượng cơ bản xảy ra trong quá trình oxy hóa sinh học trong bể Aerotank là:
- VSV tạo sử dụng oxy tạo năng lượng cho quá trình tổng hợp tế bào
- Duy trì hoạt động sống của tế bào, di động, tiếp hợp. Sinh trưởng, sinh sản, tích lũy chất dinh dưỡng, bài tiết sản phẩm.
- Ngoài ra, còn có quá trình tự phân hủy các thành phần trong cơ thể của VSV kèm t sự giải phóng năng lượng. Các quá trình oxy hóa phân hủy kèm theo sự giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống còn được gọi là quá trình trao đổi năng lượng. Ở các tế bào VSV, số lượng các chất dinh dưỡng dự trữ thường rất nhỏ, vì thế chúng phải sử dụng chủ yếu các chất hấp thu từ môi trường xung quanh.
Các quá trình xử lý trong pha hiếu khí
Cơ chế của quá trình khử BOD
CxHyOz + O2 ——> xCO2 + H2O
Tổng hợp sinh khối tế bào
nCxHyOz + nNH3 + nO2 ——–> (C5H7NO2)n + n(x-5)CO2 + H2O
Tự oxy hóa vật liệu tế bào (phân hủy nội bào)
(C5H7NO2)n + 5nO2 ——-> 5nCO2 + 2nH2O + nNH3
Quá trình nitrit hóa
2NH3 + 3O2 ———> 2NO2- + 2H+ + 2H2O (vi khuẩn Nitrosomonas)
2NO22- + O2 ———> 2NO3- (vi khuẩn Nitrobacter)
Pha xử lý thiếu khí (khuấy trộn)
Khi khuấy trộn cho hệ thống xử lý thì vi sinh vật diễn ra quá trình thiếu khí sẽ khử Nitrat vừa được tạo ra từ quá trình Nitrat hóa trong pha xử lý hiếu khí.
NO3– ——–> ½ N2 + 3/2 O2 (vi khuẩn De nitrobacter)
Sau chu kỳ xử lý hiếu khí, thiếu khí kết hợp thì hỗn hợp bùn vi sinh và nước thải được dẫn qua bể lắng sinh học 1 để giữ lại phần bùn vi sinh. Phần nước trong được dẫn qua hệ thống khử trùng nước thải trước khi dẫn ra hồ ổn định nước thải.
Bể lắng sinh học TK06
Bùn vi sinh được cấp khí và khuấy trộn trong bể sinh học hiếu khí, thiếu khí kết hợp thì được dẫn qua bể lắng sinh học. Nước thải được dẫn qua hệ thống đường ống phân phối đều và làm giảm tốc độ dòng chảy của nước. Nước thải sau lắng được thu đều trên bề mặt bằng hệ thống máng thu nước. Nước sau lắng được thu qua ống uPVC dẫn qua hồ ổn định nước thải sau xử lý.
Bùn vi sinh lắng lại được bơm bùn tuần hoàn bơm về cụm sinh học hiếu khí, thiếu khí. Phần bùn dư được xả bỏ định kỳ vào bể chứa bùn thải.
Hồ ổn định nước sau xử lý TK07
Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được dẫn qua hồn ổn định nước sau xử lý. Hóa chất Chlorin được bổ xung để tiêu diệt toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau khi qua hồ ổn định sẽ luôn đạt tiêu chuẩn QCVN 62:2016-BTNMT.
Nước thải sau khi hồ ổn định nước sau xử lý được bơm tái sử dụng cho mục đích xả hầm hoặc tưới cây trong trại.
Bể chứa bùn TK08 – xử lý bùn thải
Phần bùn dư trong quá trình xử lý sinh học và bùn thải từ bể lắng hóa lý được bơm định kỳ về bể chứa bùn. Bùn từ bể chứa bùn được bơm lại bể biogas để phân hủy kỵ khí. Bùn ổn định trong bể biogas được hút bỏ định kỳ sau 5 – 10 năm vận hành.
Với phương châm xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi tại Đắk Nông theo QCVN 62 BTNMT để đưa nguồn nước thải sạch ra môi trường đồng thời lấy khí từ Biogas để làm nguồn năng lượng thân thiện cho môi trường. Công Ty TNHH Xây Dựng Và Kỹ Thuật Môi Trường Bình Minh luôn đảm bảo cho doanh nghiệp hài lòng nhất.
Hotline: 0917 347 578 – Mr Thành – Email: kythuat.bme@gmail.com