Để góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên (cấp huyện, tỉnh) nên Bộ Y tế ban hành tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2020 theo quyết định số 4467/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế ban hành tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2020. Từ năm 2015 tới nay thì quá trình chuẩn hóa các trạm y tế cũ hoặc xây mới các trạm y tế mới cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn.
Việc xử lý nước thải trạm y tế là một trong các điều kiện tiên quyết để đảm bảo tiêu chuẩn của tiêu chí quốc gia và đảm bảo các vấn đề về môi trường cũng như tránh lây nhiễm bệnh truyền nhiễm.
Bảng 1 : Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại trạm y tế xã, phường hiện nay
STT
Hạng mục
Hiện trạng
Nguyên nhân
Khắc phục
1
Hệ thống thu gom nước thải
Nước thải từ trạm y tế đã được thu gom về 1 hố thu nước thải tại vị trí.
–
Đã được thiết kế ngay từ dầu.
2
Hệ thống xử lý nước thải
Chưa có hệ thống xử lý nước thải.
Cần thiết kế – thi công.
Thi công hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn Môi trường.
3
Vị trí đặt hệ thống xử lý nước thải
Cần đổ bê tông bệ móng và lắp đặt cụm bể xử lý nước thải trên bệ máy.
–
Nhà thầu Bình Minh thi công bệ đỡ cụm bể.
4
Nhà đặt cụm bể xử lý nước thải
Cụm bể xử lý nước thải được đặt trên nền đỡ và có mái che che cụm bể.
–
Nhà thầu Bình Minh thi công nhà đặt thiết bị xử lý nước thải.
Hình 1. Xử lý nước thải trạm y tế – Trạm y tế Phước Chiến
Các yêu cầu về kỹ thuật khi thiết kế – thi công hệ thống xử lý nước thải
Về xây dựng
Đảm bảo các bể được chống thấm, cải tạo ổn định.
Thi công xây dựng yêu cầu đảm bảo kỹ thuật và tiến độ thi công.
Về công nghệ
Yêu cầu quy trình công nghệ xử lý nước thải ổn định, xử lý nước thải đầu ra luôn đảm bảo cột A theo QCVN 28/2010– BTNMT.
Hệ thống hoạt động ổn định, tự động hóa và chi phí xử lý nước thải thấp.
Công ty Môi Trường Bình Minh với 8 năm kinh nghiệm chuyên tư vấn thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải trạm y tế, với đội kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi tin chắc sẽ tư vấn, thiết kế, vận hành, chuyển giao công nghệ để chủ đầu tư có thể vận hành hệ thống đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 28.
Hình 2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải trạm y tế
Thuyết minh quy trình
Thu gom nước thải trạm y tế – bể điều hòa nước thải TK01
Nước thải phát sinh từ các lavabo, phòng khám, bể tự hoại của nhà vệ sinh được dẫn theo ống thu gom về bể điều hòa nước thải. Tại bể điều hòa nước thải được gắn song chắn rác thô để tách phần lớn lượng rác thải, cặn có kích thước lớn trong dòng nước thải.
Tại hố thu gắn bơm chìm nước thải và một bộ phao kiểm soát mực nước để điều chỉnh bơm hoạt động bơm qua cụm bể xử lý nước thải.
Bể sinh học thiếu khí Anoxic TK02
Tại bể sinh học thiếu khí Anoxic, vi sinh vật thiếu khí được nuôi cấy để khử toàn bộ hàm lượng Nito trong nước thải. Vi sinh thiếu khí – Anoxic được khuấy trộn đều bằng bơm khuấy trộn tại đáy bể.
Bơm khuấy trộn sẽ khuấy trộn nước thải và vi sinh thiếu khí tạo quá trình tối ưu cho việc khử Nito trong dòng nước thải. Nước thải sau khi được xử lý tại bể sinh học thiếu khí Anoxic được dẫn tự chảy qua bể sinh học hiếu khí Aerotank.
Bể sinh học hiếu khí (Aerotank) TK03
Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).
Hai hiện tượng cơ bản xảy ra trong quá trình oxy hóa sinh học trong bể Aerotank là:
VSV tạo sử dụng oxy tạo năng lượng cho quá trình tổng hợp tế bào
Duy trì hoạt động sống của tế bào, di động, tiếp hợp. Sinh trưởng, sinh sản, tích lũy chất dinh dưỡng, bài tiết sản phẩm.
Ngoài ra, còn có quá trình tự phân hủy các thành phần trong cơ thể của VSV kèm theo sự giải phóng năng lượng. Các quá trình oxy hóa phân hủy kèm theo sự giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống còn được gọi là quá trình trao đổi năng lượng. Ở các tế bào VSV, số lượng các chất dinh dưỡng dự trữ thường rất nhỏ, vì thế chúng phải sử dụng chủ yếu các chất hấp thu từ môi trường xung quanh.
Hình 2. Xử lý nước thải trạm y tế – Trạm y tế Phước An
Nước thải sau khi ra khỏi Bể Aerotank – TK03 sẽ chảy tràn qua Bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này sẽ được bơm bùn tuần hoàn về Bể Anoxic nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật, khử nitrate còn tồn tại.
Phần bùn dư được định kỳ bơm về bể tự hoại để phân hủy bùn. Phần nước trong sau xử lý được thu vào hệ thống ống thu nước trong bể lắng và được dẫn sang bể khử trùng.
Bể khử trùng nước thải TK05
Sau khi nước thải được loại bỏ toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được dẫn qua bể khử trùng nước thải để tiêu diệt toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh, Ozon được sử dụng làm chất khử trùng nước thải để đảm bảo hiệu quả và sự ổn định. Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ luôn đạt tiêu chuẩn cột A theo QCVN 28:2010-BTNMT.
Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photphos, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010-BTNMT – cột A.
BẢO HÀNH – BẢO TRÌ HỆ THỐNG XỬ LÝ
Bàn giao – hướng dẫn vận hành
Hướng dẫn vận hành cho nhân sự vận hành từ 3 – 5 ngày.
Bao gồm quy trình vận hành, bảo trì, check list.
Hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp khi có sự cố, thời gian <=24h sau khi nhận được yêu cầu.
Bảo trì định kỳ
Bảo trì định kỳ hệ thống xử lý 3 tháng/lần trong 1 năm từ khi bàn giao hệ thống xử lý.
Các hạng mục bảo trì : bảo trì vi sinh, thay dầu máy thổi khí, thay buly, bạc đạn cho các thiết bị.
Kiểm tra – sửa chữa hệ thống điện điều khiển.
Bảo hành
Các hạng mục không bảo hành
Hư hỏng do sự cố bất khả kháng (bão, lũ, hỏa hoạn).
Do sự phá hoại có chủ đích.
Các hạng mục bảo hành
Toàn bộ các hạng mục do Nhà thầu Bình Minh thi công.
Hư hỏng do cháy, chập điện (do hệ thống có bảo vệ pha, bảo vệ điện 2 cấp).
Thiết bị cần thay thế khi đến tuổi thọ.
Thay thế vi sinh khi vi sinh bị chết.
Hình 3. Xử lý nước thải trạm y tế – Trạm y tế Phước An
Bảng 2. Báo giá sơ bộ hệ thống xử lý nước thải trạm y tế
STT
Loại nước thải
Công suất m3/ngày
Tổng chi phí (triệu đồng)
1
Nước thải phòng khám đa khoa
500 lít
30 – 35
1 – 2
40 – 60
5
100 – 140
2
Nước thải trạm y tế
Công suất dự kiến 2 m3/day
Trạm y tế xã phường (bao gồm cụm bể Composite)
60 – 100
Trạm y tế xã phường (bao gồm cụm bể inox
80 – 120
Trạm y tế xã phường (không bao gồm cụm bể xử lý)
40 – 60
3
Các hệ thống xử lý khác
Liên hệ Mr : Thành 0917 34 75 78 để được khảo sát và báo giá tốt nhất.
Các công trình xử lý nước thải trạm y tế đã được CÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH tư vấn , xây dựng và lắp đặt thành công gồm:
STT
Dự án
Chủ đầu tư
Năm thực hiện
1
Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải trạm y tế Yên Mông
Tram Y Tế Yên Mông – Hòa Bình
2016
2
Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải trạm y tế Nghĩa Lâm
Tram Y Tế Nghĩa Lâm – Nam Định
2016
3
Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải trạm y tế Hòa Xuân
Tram Y Tế Hòa Xuân – Đắk Lắk
2017
4
Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải trạm y tế Bà Tri
Tram Y Tế Bà Tri – Bình Dương
2017
5
Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải trạm y tế Hội Nghĩa
Tram Y Tế Hội Nghĩa – Bình Dương
2018
6
Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải trạm y tế An Long
Tram Y Tế An Long – Bình Dương
2018
7
Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải trạm y tế Phước Chiến
Tram Y Tế Phước Chiến – Ninh Thuận
2019
8
Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải trạm y tế Hàm Minh
Tram Y Tế Hàm Minh – Bình Thuận
2019
9
Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải trạm y tế Phước An
Tram Y Tế Phước An – TP HCM
2020
Để tìm hiểu thêm về các hệ thống xử lý nước thải khác nên tham khảo các bài viết sau