Các phương pháp xử lý bùn thải dạng lỏng
Giới thiệu
Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến con người và sức khỏe môi trường.
Một vật chất được coi là chất thải nguy hại khi:
- Nằm trong mục chất thải nguy hại do EPA đưa ra (gồm 4 danh sách).
- Có một trong 4 đặc tính do EPA đưa ra gồm: cháy- nổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính.
Vì đặc điểm mang tính chất nguy hại khi xả thải ra môi trường bên ngoài là rất quan trọng trong việc bảo vệ một môi trường xanh-sạch-đẹp. Vì vậy Công Ty TNHH Xây Dựng và Kỹ Thuật Môi Trường Bình Minh chuyên về xử lý chất thải gồm bùn thải (dạng lỏng và khô) sẽ giúp cho các doanh nghiệp an tâm hơn trong việc xả thải ra môi trường một cách hợp pháp.
Hotline: Mr.Thành 0917 34 75 78 – Website: bunvisinh.com
E-mail: kythuat.bme@gmail.com (Phòng kỹ thuật)
Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Hầu hết các ngành nghề đều phát sinh chất thải nguy hại. Tùy theo mỗi lĩnh vực sẽ phát sinh ra chất thải nguy hại đặc trưng cho từng ngành.
- Nguồn sinh hoạt: Acquy, pin hỏng, đèn huỳnh quang thải, chất thải có thành phần sơn – vecni – chất kết dính – chất bịt kín – mực in, thuốc diệt trừ các loài gây hại.
- Dịch vụ: Tráng phim, chất thải từ chăm sóc y tế, hóa trị liệu, chất thải phóng xạ,… trong đó y tế khoảng 21.000 tấn hằng năm.
- Công nghiệp: Mạ kim loại là các kim loại nặng là Mn, Cr,Ni, dung dịch axit,…khoảng 130.000 tấn hằng năm.
+ Khoáng sản: Quặng sắt, quặng sulfua thải, bùn thải và chất thải có chứa dầu, hắc in thải,…
+ Cơ khí: chất thải có chứa amiang, xăng- dầu – nhớt thải, sáp – mỡ thải, bùn thải từ thiết bị chặn dầu – tách dầu, bùn thải hoặc chất thải có chứa halogen hữu cơ…
+ Điện: các thiết bị điện có PCB, CFC, HCFC, HFC, Amiang.
- Nông nghiệp:
+ Trồng trọt: Bao bì thuốc trừ sâu, các thuốc trừ sâu cấm sử dụng, các loại thuốc hết hạn sử dụng.
+ Chăn nuôi: kim tiêm, vỏ chai thuốc, … chứa dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic), gia súc – gia cầm chết do dịch bệnh.
Ở Việt Nam lượng rác thải độc hại từ nông nghiệp hằng năm là 3.600 tấn/ năm, chưa kể 37.000 tấn hóa chất cấm sử dụng đang tồn kho chưa có biện pháp xử lý. Nhìn chung nguồn phát sinh chất thải nguy hại phần lớn xuất phát từ các hoạt động công nghiệp.
Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại
- Phương pháp hóa học và hóa lý
- Hấp thu khí
Là kỹ thuật được dùng để xử lý nước ngầm bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ bay hơi với nồng độ thấp < 200 mg/l. Không thích hợp với chất ô nhiễm kém bay hơi. Các thiết bị sử dụng: tháp đệm, tháp mâm, hệ thống phun, khuếch tán khí hay thông khí cơ học. Trong các thiết bị trên thì tháp đệm là thiết bị hay được sử dụng nhất.
- Chưng cất (hấp thụ hơi)
Kỹ thuật này được dùng để loại chất hữu cơ bay hơi và bán bay hơi trong nước thải và nước ngầm. Quá trình này được áp dụng khi nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải hay nước ngầm cao và có khả năng giảm nồng độ xuống rất thấp. Thiết bị sử dụng: Tháp mâm chóp, tháp mâm xuyên lỗ, tháp đệm. Quá trình này là quá trình hấp thụ khí đều dựa trên cơ sở sự truyền khối giữa 2 pha.
- Hấp phụ
Là quá trình tách chất ô nhiễm trong khí, nước bằng chất hấp phụ. Trong kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại, chất hấp phụ thường được dùng là than hoạt tính để loại bỏ các thành phần hữu cơ độc hại trong nước ngầm và nước thải công nghiệp. Nó có thể được dùng một mình hoặc kết hợp với quá trình xử lý sinh học.
Quá trình dịch chuyển của chất ô nhiễm đến bề mặt của chất hấp phụ bao gồm 4 giai đoạn: di chuyển trong khối chất lỏng, di chuyển qua màng, khuếch tán trong lỗ xốp và liên kết vật lý. Trong 4 quá trình này thì quá trình di chuyển qua màng và khuếch tán trong lỗ xốp ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình. Khuếch tán qua màng ảnh hưởng bởi nồng độ và nhiệt độ. Khuếch tán trong nội bộ ảnh hưởng bởi kích thước lỗ xốp tốc độ giảm khi kích thước phân tử tăng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình:
- Độ hòa tan: những chất ít hòa tan dễ bị hấp phụ hơn chất hòa tan.
- Cấu trúc phân tử: chất hữu cơ mạch nhánh dễ hấp phụ hơn chất hữu cơ mạch thẳng.
- Khối lượng phân tử: nhìn chung phân tử lớn dễ bị hấp phụ hơn. Nhưng khi mà hấp phụ chủ yếu vào khuếch tán lỗ xốp thì tốc độ hấp phụ giảm so với khối lượng phân tử.
- Độ phân cực: chất hữu cơ ít phân cực được hấp phụ dễ hơn chất hữu cơ no.
- Oxy hóa hóa học.
Đây là phương pháp sử dụng tác nhân oxy hóa để oxy hóa chất hữu cơ trong nước thải với mục đích chuyển đổi dạng hoặc thành phần chất thải là mất đi hoặc giảm độc tính của nó. Là quá trình được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải nguy hại và nước thải công nghiệp không độc hại hay nước thải xi mạ. Được dùng để oxy hóa – khử các thành phần hữu cơ có độc tính trong nước thải, chẳng hạn như phenol, chất bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ chứa clo, hợp chất đa vòng, toluen, benzen,… hay các thành phần vô cơ như sunfit, amoniac, xyanua hay các kim loại nặng. Các hóa chất được dùng trong quá trình có thể là clo và hợp chất của clo. Ngày nay có xu hướng sử dụng oxy già và ozon nhiều hơn là clo và hợp chất của clo. Vì khi sử dụng clo, nếu trong nước thải có chứa các chất vòng thơm, thì trong quá trình oxy hóa – khử có thể hình thành các sản phẩm phụ là các vòng thơm chứa clo có tính độc rất cao đối với môi trường và con người. Bên cạnh đó việc dùng oxy già và ozon còn được kết hợp với nhau và kết hợp với các yếu tố xúc tác khác (tia UV, Fe2+) nhằm tăng hiệu quả quá trình oxy hóa.
Là quá trình được dùng để tách nước dòng ô nhiễm có các loại như: vi lọc, siêu lọc, thẩm thấu ngược, màng diện tích. Trong kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại thường sử dụng ultrafiltration, reverse osmosis, electrodialysis. Động lực của quá trình chủ yếu là sự chênh lệch giữa 2 pha áp suất , chênh lệch nồng độ, chênh lệch nhiệt độ, chênh lệch về diện tích, chênh lệch áp suất thẩm thấu. Trong 3 quá trình nêu trên thì quá trình electrodialysis dựa trên sự chênh lệch về điện tích. Quá trình màng mang tính chọn lọc cao. Tính chọn lọc sẽ phụ thuộc loại màng đang sử dụng. Cơ chế của quá trình là trao đổi ion. Quá trình RO thì dựa trên cơ sở lý thuyết thẩm thấu. Để có thể tách dung môi ra khỏi dòng ô nhiễm thì áp suất vận hành sẽ yêu cầu một áp suất lớn hơn áp suất thẩm thấu. Trong quá trình này cơ bản là dựa trên cơ chế khuếch tán phân tử. Loại thứ ba (UF) cơ bản dựa vào kích thước và hình dạng phân tử. Về cơ bản quá trình dựa trên cơ chế của quá trình lọc.
- Dòng tới hạn.
Dòng tới hạn là dòng vật chất được gia tăng nhiệt độ và áp suất để có tính chất giữa lỏng và khí. Có 2 kỹ thuật ứng dụng trong xử lý chất thải nguy hại hiện nay là:
+ Trích ly sử dụng dòng tới hạn.
+ Oxy hóa dùng dòng tới hạn.
- Trong trích ly dòng tới hạn: các chất hữu cơ trong đất, cặn lắng hay nước đều trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao sẽ hòa tan vào dòng tới hạn sau đó sẽ được tách ra khỏi dòng ở điều kiện áp suất và nhiệt độ thấp.
Trong oxy hóa dùng dòng tới hạn: khí và nước ô nhiễm sẽ được đưa đến trên điểm tới hạn của nước. Trong điều kiện này, các thành phần hữu cơ ô nhiễm sẽ được oxy hóa nhanh chóng.
Dòng lưu chất thường được chia thành 2 pha: pha lỏng và pha khí. Khi gia tăng nhiệt độ và áp suất, dòng lưu chất sẽ đạt đến điểm tới hạn của nó. Lúc này dòng thể hiện cả hai tính chất của pha lỏng và pha khí. Tỷ trọng tương đương với tỷ trọng trong pha lỏng, trong khi tính khuếch tán (phân tán) và độ nhớt thì tương đương với tính chất của pha khí.
Trong trích ly dòng tới hạn thì vấn đề thiết kế chủ yếu liên quan đến dung môi sử dụng. Các yếu tố lựa chọn dung môi bao gồm:
- Hệ số phân bố.
- Tỷ trọng.
- Tính độc hại.
- Sức căng bề mặt.
- Tính nguy hại (ăn mòn, cháy nổ).
- Tính tái sử dụng và khả năng thu hồi.
- Áp suất và nhiệt độ tới hạn.
- Hoạt tính hóa học (không phản ứng với chất ô nhiễm).
- Chi phí.
Vật liệu thường được dùng để thiết kế bể trích ly thường được dùng là thép không gỉ hoặc thủy tinh.
- Oxy hóa dùng dòng tới hạn: Trong oxy hóa dùng dòng tới hạn, chất hữu cơ sẽ bị phân hủy trong phản ứng đồng thể, với các đặc tính của dòng tới hạn và sản phẩm cuối của quá trình thường là như sau:
Chất hữu cơ --> CO2
Chlorine --> Chloride
Hợp chất chứa Nitơ --> Nitrate
Sulfua --> Sulfate
Phosphorus --> Phosphate
Quá trình này có hiệu quả về mặt kinh tế khi xử lý chất thải lỏng với hàm lượng chất hữu cơ chiếm 1-20% khối lượng.
Một số xem xét thiết kế khác bao gồm.
- Khả năng chịu nén của chất thải.
- Khả năng hình thành than.
- Khả năng loại chất rắn được tạo ra.
- Nếu chất thải là chất thải rắn, bùn hay cặn lơ lửng thì cặn phải có kích thước < 100 micromet.
Công ty môi trường Bình Minh là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, cải tạo, cung cấp bùn vi sinh cho các hệ thống xử lý nước thải. Nếu hệ thống dệt nhuộm của Bạn đang gặp khó khăn khi vận hành, hay có nhu cầu cải tạo hệ thống, cung cấp bùn vi sinh cho hệ thống, hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
NGOÀI RA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH CÒN CUNG CẤP BÙN VI SINH CHO CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐÃ HOÀN THÀNH SAU:
STT |
Tên dự án |
Chủ đầu tư |
Địa chỉ |
1 |
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 30 tấn. |
Công ty TNHH Việt Nam SAMHO |
Tỉnh lộ 8, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh – công suất 1,000 m3/ngày.đêm |
1 |
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 270 tấn. |
Công ty Cổ phần Dệt nhuộm Nam Phương 270 tấn |
KCN Việt Hương 2, Bình Dương – công suất 15,000 m3/ngày.đêm |
2 |
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 80 tấn. |
Công ty TNHH Dệt PACIFIC CRYSTAL |
KCN Lai Vu, Hải Dương – công suất > 5,000 m3/ngày.đêm |
3 |
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 160 tấn |
Công ty TNHH Điện tử SamSung HCMC |
Khu công nghệ cao Quận 9, TP Hồ Chí Minh công suất > 2,000 m3/ngày.đêm |
4 |
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 40 tấn |
Trường Quốc tế Việt Úc AIS |
quận 2, TP Hồ Chí Minh – công suất >100 m3/ngày.đêm |
5 |
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 30 tấn |
Công ty TNHH San Miguel Pure Foods |
Bến Cát, Bình Dương – Công suất 150 m3/ngày.đêm |
6 |
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 50 tấn |
Công ty Cổ Phần Giấy Rạng Đông |
Diên Khánh, Khánh Hòa – công suất 1,000 m3/ngày.đêm |
7 |
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 2 tấn |
Công ty TNHH Samju Vina |
KCN Điềm Thụy – Thái Nguyên – Công suất 50 m3/ngày.đêm |
8 |
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 15 tấn |
Công ty Cleartech |
Tòa nhà Pear Plaza, Điện Biên Phủ, Bình Thạnh |
9 |
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 360 tấn |
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam |
Hậu Giang – Công suất 200,000 m3/ngày.đêm. |
…. |
….. |
….. |
….. |