Các loại giấy phép môi trường mới nhất hiện nay
Giấy phép môi trường thành phần bao gồm những loại giấy phép nào, hồ sơ cấp giấy phép môi trường như thế nào?….. Đó là những thắc mắc của nhiều doanh nghiệp hiện nay về giấy phép môi trường. Nếu bạn đang gặp khó khăn về hồ sơ môi trường, hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ.
Hotline: 0274 6268 602 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Luật bảo vệ môi trường 2020 là luật mới nhất về môi trường hiện nay. Theo Luật BVMT thì gọp chung 7 loại giấy phép môi trường thành một. Trong đó có giấy phép môi trường thành phần. Vậy giấy phép môi trường thành phần là gì?.
I. Giấy phép môi trường thành phần là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 42 Luật BVMT 2020 quy định như sau:
Căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường
a) Thời điểm cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.
II. 7 loại giấy phép môi trường thành phần:
Giấy phép môi trường thành phần bao gồm:
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
- Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhận khẩu phế liệu
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước
- Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi
III. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
IV. Thời hạn cấp giấy phép môi trường
Tại khoản 2, khoản 4 Điều 43 Luật BVMT 2020 quy định như sau:
Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
- Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường có tiến hành công việc bức xạ thì ngoài việc thực hiện theo quy định của Luật này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.