Công nghệ xử lý nước thải y tế

Công nghệ xử lý nước thải y tế

Công ty môi trường Bình Minh có hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ xử lý nước thải y tế. Bạn đang tìm nhà thầu thi công hệ thống xử lý nước thải y tế đạt tiêu chuẩn. Hãy liên hệ đến công ty chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com

Vì sao phải xử lý nước thải y tế (trạm y tế, bệnh viện)

Công nghệ xử lý nước thải y tế
Công nghệ xử lý nước thải y tế

Nước thải bệnh viện được liệt vào danh mục chất thải đặc biệt nguy hại bời ngoài các loại vi trùng từ máu, dịch đờm, phân của người bệnh, còn có dung dịch chứa các chất phóng xạ phát sinh từ quá trình chuẩn đoán, điều trị. Đặc biệt, các loại hóa chất điều trị ung thư và các sản phẩm chuyển hóa nếu xả thẳng ra môi trường mà không xử lý sẽ có khả năng quái thairm ung thư cho những người tiếp xúc với chúng. Nếu loại nước thải này ngầm vào lòng đất, hay thải ra sông hồ, sẽ ảnh hưởng đến tới hệ sinh vật. Cây cối không sống được hoặc bị nhiễm các độc hại.

Ngoài ra nước thải bệnh viện còn chứa một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh đó là một mần bệnh lớn nến không xử lý. Nước thải bệnh viện chứa Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, các ký sinh trùng, nấm,…

Với những tác động trên, thì việc xử lý nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường xung quanh các nhà đầu tư cần phải xử lý nước thải tại nguồn, đảm bảo đạt QCVN 28:2010/BTNMT.

Nguồn gốc phát sinh nước thải trạm y tế

Nước thải y tế thường phát sinh từ 2 mục đích chính là từ sử dụng cho mục địch sinh hoạt của cán bộ, nhân viên, y tá,bác sĩ và bệnh nhân trong bệnh viện, từ sử dụng cho mục đích khám chữa bệnh.

Nước thải từ các phòng điều trị, phòng phẫu thuật, phòng truyền máu, rửa phòng, vệ sinh phòng,… đây là nguồn tạo ra các chất nguy hại, phát sinh lượng lớn vi trùng, chủ yếu là virut đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng, các loại nấm. Nguồn nước thải này nếu không được xử lý dẽ là nguồn lây truyền bệnh dịch cho con người.

Nước thải y tế, trạm y tế, bệnh viện còn do các hóa chất phát sinh từ các loại thuốc, huyết thanh, vacxin quá hạn, các dung môi hữu cơ, các hóa chất xét nghiệm,… Các loại hóa chất này có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người. Đồng thời, việc chứa các loại kháng sinh quá hạn sẽ làm chế các vi sinh vật có trong nước tự nhiên.

Nước thải từ các hoạt động tắm, giặt vệ sinh phòng bệnh, sinh hoạt của bác sĩ, y tá, bệnh nhân,… chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy.

Thành phần của nước thải y tế, trạm y tế, bệnh viện

  • Các chất hữu cơ :

Các chất dễ phân hủy sinh học là các cacbonhydrat, protein, chất béo,..tác hại cơ bản của các chất này là làm giảm oxy hòa tan trong nước dẫn đến sử suy thoái tài nguyên thủy sản giảm chất lượng nước  cho sinh hoạt,

Các chất khó phân hủy sinh học như hydratcacbon vòng thơm, các hợp chất vòng , các clo hữu cơ, các polyme,… các chất này có tính độc cao đối với con người và sinh vật.

  • Các chất vô cơ:

Các chất vô cơ có nồng độ cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là nước bẩn. Ngoài ra nước thải từ quá trình sinh hoạt luôn có một lượng lớn các ion Cl, SO42-,PO43, Na+

Các kim loại nặng: Chì (pb) là kim loại nặng có độc tính đối với não và có thể gây chết người nếu bị nhiễm nặng và tích lũy lâu dài trong cơ thể. Thủy ngân (Hg) thủy ngân vô cơ hay hữu cơ đều độc đối với người và thủy sinh.

  • Các chất rắn:

các chất rắn có trong nguồn nước tự nhiên từ nước thải sinh hoạt, từ quá trình xói mòn, từ quá trình keo tụ các ion vô cơ khi gặp nước mặn. các chất rắn có khả năng gây trợ ngại cho sự phát triển thủy sản, cấp nước và sinh hoạt,…

  • Các chất rắn lơ lửng:

Sự hiện diện của các chất rắn lơ lửng sẽ làm cho nước đục, bẩn làm tăng độ lắng đọng, gây mùi khó chịu.

  • Sự dư thừa chất dinh dưỡng trong nước thải trạm y tế, bệnh viện

Sự dư thừa chất dinh dưỡng là một điều kiện bất lợi đối với môi trường nước vì chúng có thể gây nên sự phú dưỡng hóa. Làm tăng các loại rong tảo trong nước làm nước bị đục, giảm lượng oxy hòa tan do thối rữa.

Phương pháp xử lý nước thải y tế, bệnh viện

Phương pháp sinh học đang được ứng dụng nhiều cho hệ thống xử lý nước thải y tế, bởi hiệu quả xử lý của nó đã được kiểm định. Giá cả hợp lý cho nhiều hệ thống.

Vậy phương pháp sinh học là gì?

Phương pháp xử lý sinh học là sử dụng khả năng sống hoạt động của VSV để phân hủy chất bẩn hữu cơ có trong nước thải. Các VSV sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình xử lý, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản vì vậy sinh khối của chúng tăng lên đáng kể. Quá trình phân hủy các CHC nhờ VSV gọi là  quá trình oxy hóa sinh hóa. Phương pháp xử lý sinh học có thể thực hiện trong điều kiện hiếu khí, kị khí. và thiếu khí.

Phương pháp xử lý sinh học có thể ứng dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải chứa CHC hòa tan và phân tán nhỏ. Do vậy phương pháp này thường được áp dụng sau khi loại bỏ các tạp chất thô ra khỏi nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao.

  • Quá trình xử lý sinh học gồm các bước:
  • Chuyển hóa các hợp chất có nguồn gốc cacbon ở dạng keo và dạng hòa tan thành thể khí và thành các vỏ tế bào vi sinh
  • Tạo ra các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơ trong nước thải
  • Loại bỏ bông cặn ra khỏi nước bằng quá trình lắng

Ngoài ra còn có một số phương pháp xử lý nước thải được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải y tế như:

 Phương pháp xử lý hóa lý

– Tuyển nổi

Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất rắn tan hoặc không tan hoặc lơ lửng có tải trọng nhỏ hơn tỷ trọng của chất lỏng làm nền. Nếu sự khác nhau về tỷ trọng đủ để tách, gọi là tuyển nổi tự nhiên. Còn nếu có sử dụng các phương tiện ngoài để cải thiện việc tách các hạt có khả năng nổi gọi là tuyển nổi trợ giúp. Vd: lợi dụng khả năng liên kết của các hạt với các bọt khí để tăng tốc độ nổi.

Trong xử lý nước thải tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng và nén bùn cặn. Ưu điểm của phương pháp này là có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ nhẹ, lắng chậm trong một thời gian ngắn. Khi các hạt đã được nổi lên bề mặt, chúng có thể được thu gom bằng bộ phận vớt bọt.

Hấp phụ

Hấp phụ là quá trình hấp thu chọn lọc các cấu tử trong pha khí hay pha lỏng lên bề mặt chất rắn. Bề mặt của chất rắn có khuynh hướng hấp thu các cấu tử trong pha khí và pha lỏng bao quanh nó, đồng thời các cấu tử cần hấp phụ phải có khả năng liên kết đặc biệt với bề mặt chất rắn.

Trao đổi ion

Trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng không hòa tan trong nước. Các chất có khả năng hút các ion dương từ dd điện ly gọi là cationit, những chất này mang tính axít. Các chất có khả năng hút các ion âm gọi là anionit và chúng mang tính kiềm. Nếu như các ionit nào đó trao đổi cả cation và anion gọi là các ionit lưỡng tính.

Quá trình tách bằng màng

Màng được định nghĩa là một pha đóng vai trò ngăn cách giữa các pha khác nhau. Việc ứng dụng màng để tách các chất phụ thuộc vào độ thấm của các hợp chất đó qua màng. Người ta dùng các kĩ thuật như: điện thẩm tích, thẩm thấu ngược, siêu lọc…

Trích lý

Trích lý pha lỏng được ứng dụng để làm sạch nước thải chứa phenol, dầu, axít hữu cơ, các kim loại … Phương pháp này được ứng dụng khi nồng độ chất thải lớn hơn 3 – 4 g/l, vì khi đó giá trị chất thu hồi mới chỉ bù đắp chi phí cho quá trình trích ly.

Phương pháp xử lý hóa học

Đông tụ và keo tụ

Những hạt rắn có kích thước quá nhỏ như các chất nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan thì khó có thể tách ra khỏi nước bằng quá trình lắng thông thường. Để tách các hạt này cần làm tăng kích thước và trọng lượng riêng trên cơ sở đó làm tăng vận tốc lắng của chúng bằng cách thực hiện quá trình đông tụ và keo tụ. Đông tụ là quá trình trung hòa điện tích, còn keo tụ là quá trình tạo bông từ những hạt nhỏ.

Đông tụ: trong tự nhiên các hạt cặn lơ lửng đều mang điện tích âm hoặc dương. Vd: các hợp chất hữu cơ đều có điện tích âm, các hydroxit sắt, nhôm mang điện tích dương… Khi thế cân bằng điện động của nước bị phá vỡ, các thành phần mang điện tích sẽ kết hợp hoặc dính kết với nhau bằng lực liên kết phân tử và điện tử, tạo thành một số tổ hợp phân tử, nguyên tử hoặc các ion tự do. Các tổ hợp này gọi là các bông keo.

Keo tụ: Xử  lý bằng phương pháp keo tụ là cho vào trong nước một loại hóa chất là chất keo tụ có thể đủ làm cho các hạt rất nhỏ biến thành những hạt lớn lắng xuống. Thông thường quá trình keo tụ tạo bông xảy ra qua hai giai đoạn sau:

  • Bản thân chất keo tụ phát sinh thủy phân quá trình hình thành dung dịch keo và ngưng tụ. Trung hòa hấp phụ lọc các tạp chất trong nước. Kết quả của quá trình trên là hình thành các hạt lớn lắng xuống.
  • Để thực hiện quá trình keo tụ, người ta cho vào nước cất các chất thích hợp như: phèn nhôm, phèn sắt. Các loại phèn này được đưa vào nước dưới dạng hòa tan.
  • Khi cho phèn nhôm vào nước, chúng phân ly thành các ion Al3+ sau đó các ion này bị thủy phân thành Al(OH)3

Al3+ + 3H2O = Al(OH)+ 3H+

Trong phản ứng trên, ngoài Al(OH)là nhân tố quyết định đến hiệu quả keo tụ được tạo thành, còn giải phóng ra các ion H. Các ion H+ này được khử bằng độ kiềm tự nhiên của nước. Trường hợp độ kiềm tự nhiên của nước thấp không đủ để trung hòa ion H+ thì cần phải kiềm hóa nước. Chất dùng để kiềm hóa thông dụng nhất là vôi (CaO). Một số trường hợp khác có thể dùng soda (Na3CO3) hoặc xút (NaOH).

Phương pháp điện hóa

Người ta sử dụng các quá trình oxy hóa của anot và khử của catot, đông tụ điện, tuyển nổi bằng điện… để xử lý các tạp chất hòa tan và phân tán trong nước. Tất cả các quá trình này đều xảy ra trên điện cực cho dòng điện một chiều đi qua nước thải. Các phương pháp điện hóa cho phép thu hồi từ nước thải các sản phẩm có giá trị bằng các sơ đồ công nghệ tương đối đơn giản và có thể tự động hóa. Không cần sử dụng các tác nhân hóa học. Nhược điểm chính của phương pháp này là tiêu hao điện năng lớn. Phương pháp điện hóa có thể tiến hành gián đoạn hoặc liên tục.

Hiệu suất được đánh giá bằng các yếu tố như: mật độ dòng điện, điện áp, hiệu suất theo dòng, hiệu suất theo năng lượng.

Oxy hóa khử

Chất bẩn có trong nước thải công nghiệp có thể chứa các chất bẩn dạng hữu cơ và vô cơ. Chất hữu cơ thường là đạm, mỡ đường, các hợp chất phenol, nito… đó  là những hợp chất có thể bị phân hủy bởi VSV, có thể sử dụng phương pháp sinh hóa để xử lý. Đa số các hợp chất vô cơ là những chất và nguyên tố không thể xử lý bằng phương pháp sinh hóa. Những ion kim loại nặng: đồng, chì, niken, coban, sắt mangan… không thể xử lý bằng sinh hóa, cũng không thể loại bỏ khỏi nước ở dạng kết tủa, chỉ có một phần hấp phụ vào bùn hoạt tính. Nhiều chất như thủy ngân, arsen, xyanua… là những chất rất độc, không những không xử lý bằng phương pháp sinh hóa được mà còn ức chế và khử những VSV có lợi trong xử lý sinh hóa. Trong quá trình oxy hóa, các chất độc trong nước sẽ chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước, quá trình này tiêu tốn một lượng hóa chất, do đó quá trình này chỉ thực hiện khi những quá trình khác không thể tách chất ô nhiễm ra khỏi nước.

Khử trùng

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên cho hiệu suất xử lý và khử trùng rất cao, đạt tới 99.9%, còn xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo chỉ đạt được 91 – 98%. Hầu hết các vi khuẩn trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một vài vi khuẩn gây bệnh nào đó. Nếu xả nước thải ra nguồn nước cấp, hồ bơi, hồ nuôi cá thì khả năng lây truyền bệnh rất lớn, do đó trước khi xả vào môi trường thì nước thải cần phải khử trùng.

Phương pháp chlor hóa nước thải bằng clorua vôi 

Áp dụng cho các trạm có công suất nước dưới 1000m3/ngày. Các công trình và thiết bị dùng trong dây chuyền này là các thùng hòa trộn, thiết bị định lượng máng trộn và bể tiếp xúc. Với clorua vôi được hòa trộn sơ bộ tại thùng hòa trộn cho đến dung dịch 10 – 15% sau đó được chuyển qua thùng dung dịch. Bơm định lượng sẽ đưa dd clorua vôi  với liều lượng nhất định đi vào hòa trộn với nước thải. Trong thùng hòa trộn clorua vôi sẽ được khuấy với nước cấp bằng các cánh khuấy được gắn với trục động cơ điện.

Phương pháp ozon hóa

Ozon hóa tác động mạnh mẽ với các chất khoáng và chất hữu cơ, oxy hóa bằng ozon cho phép đồng thời khử màu, khử mùi, tiệt trùng nước. Phương pháp ozon hóa có thể xử lý phenol, sản phảm dầu mỏ, các hợp chất asen… Sau quá trình ozon hóa số lượng vi khuẩn bị tiêu diệt đến hơn 99%. Ngoài ra, ozon còn oxy hóa các hợp chất hữu Nitơ, photpho… Nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao.

Công nghệ xử lý nước thải y tế mới nhất hiện nay

Công nghệ xử lý nước thải y tế mới nhất hiện nay
Công nghệ xử lý nước thải y tế mới nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0917.34.75.78