Đánh giá tác động môi trường ở Bình Dương
Công ty môi trường Bình Minh chuyên tư vấn lập đánh giá tác động môi trường ở Bình Dương. Bạn đang dự kiến xây dựng một nhà máy sản xuất, nâng cấp mở rộng quy mô công suất và đang thắc mắc với quy mô công suất như vậy thì cần lập hồ sơ môi trường gì là đúng,… hãy liên hệ ngay đến công ty chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.
Hotline: 0274 6268 602 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Các hồ sơ pháp lý cần thiết cho một công ty
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Giấy phép khai thác nước ngầm (nếu sử dụng nước giếng khoan)
- Giấy phép xả thải (nếu xây dựng hệ thống xử lý nước thải)
Căn cứ pháp lý lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ở bình dương
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH11 ngày 23/06/2004.
- Nghị định 18/2014/N Đ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ chỉnh sửa, bổ sung một số phụ lục của nghị định 18/2015, Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 và Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015.
- Thông tư 25/2919/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật BVMT và Quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
- Thông tư số 27/2011/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 27/2015/NĐ-CP.
Quy trình lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường ở Bình Dương
Bước 1: khảo sát hiện trạng môi trường tại dự án: khảo sát điều kiên tự nhiên, thủy văn, điều kiện khí hậu tại dự án.
Bước 2: Xác định các nguồn ô nhiễm tới dự án trong các giai đoạn: san lấp mặt bằng, giai đoạn xây dựng, Giai đoạn hoạt động của dự án.
Bước 3: Đưa ra các biện pháp giảm thiểu trong các giai đoạn của dự án: san lấp mặt bằng, giai đoạn xây dựng, giai đoạn hoạt động của dự án.
Bước 4: đề xuất phương án xử lý các nguồn ô nhiễm: nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn,…
Bước 5: Tham vấn ý kiến của cộng đồng
Bước 6: xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường
Bước 7: Hoàn thành báo cáo, trình nộp báo cáo lên cơ quan có chức năng
Các giấy tờ cần thiết khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
- Giấy phép xây dựng
- Thuyết minh dự án đầu tư
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
- Các bản vẽ của dự án: mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, mặt bằng thoát nước thải của duwjj án.
- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường.
Cơ quan tiếp nhận và phê duyệt
Tùy theo quy mô, dự án mà có các cơ quan tiếp nhận và thẩm định là một trong các cơ quan sau:
- Bộ tài nguyên và môi trường
- Sở tài nguyên và môi trường
- Ban quản lý khu công nghiệp
- Ban quản lý khu kinh tế